Nâng mũi nên ăn gì? 

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu làm đẹp của chị em cũng ngày càng tăng. Nhằm cải thiện dáng mũi, nhiều chị em không ngại tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ để có được sự tự tin. Và tất nhiên khi bỏ một số tiền không nhỏ cùng nhiều thời gian làm đẹp, ai cũng mong muốn sở hữu dáng mũi như mơ ước. Song, không phải ai cũng biết cách chăm sóc như thế nào sau hậu phẫu để mũi nhanh lành và đẹp. Nhiều chị em băn khoăn sau nâng mũi nên ăn gì? 

Nâng mũi nên ăn gì để nhanh lành?

Sau nâng mũi nên ăn gì và đây là những lời khuyên bác sĩ dành cho bạn: 

- Nâng mũi xong nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như táo, bơ, bông cải xanh, đậu, đu đủ…

- Nên bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin C như nước ép dứa, nước ép cam… 

- Nên uống nhiều nước lọc để cấp đủ nước cho cơ thể 

- Vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý và băng gạc y tế 

- Bạn nên uống thuốc giảm đau đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ

- Thường xuyên đến cơ sở y tế hoặc địa chỉ đã thẩm mỹ để kiểm tra mũi thường xuyên.

Nâng mũi xong kiêng những gì?

Nâng mũi xong nên kiêng gì?

Ngoài những thực phẩm nên ăn sau nâng mũi, bạn nên kiêng một số thực phẩm cũng như thói quen sinh hoạt không tốt cho quá trình lành thương. Cụ thể: 

- Sau nâng mũi nên kiêng các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gà, đồ nếp, rau muống… vì chúng có thể gây ngứa, thâm và sẹo lồi

- Không nên ăn hải sản như tôm, cua, cá, mực, bạch tuộc… vì chất tanh dễ làm vết thương mưng mủ, viêm nhiễm 

- Không nên uống các đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê 

- Không nên ăn các đồ ăn quá ngọt vì có thể gây nóng, kích thích mụn nhọt gây viêm nhiễm 

- Không nên sờ nắm quá nhiều vào vùng mũi sau khi hậu phẫu 

- Không nên vận động mạnh hoặc tác động mạnh trực tiếp vào mũi vì có thể gây lệch sống mũi 

- Hạn chế nằm nghiêng và tuyệt đối không nằm sấp trong 2 tuần đầu 

- Không nên đeo khẩu trang quá chật, đeo kính hay đi bơi trong thời gian mũi chưa lành và chưa ổn định hẳn. 

Thực hiện tốt chế độ nâng mũi nên ăn gì và nâng mũi xong kiêng những gì thì vết thương sẽ nhanh lành và không hề để lại sẹo. Dáng mũi cũng chuẩn đẹp và nhanh vào form hơn. Hơn thế, việc chăm sóc hậu phẫu ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ dáng mũi, đừng nên xem nhẹ bạn nhé. 

Tips câu hỏi thường gặp sau khi nâng mũi không thể bỏ qua

Câu hỏi thường gặp sau khi nâng mũi bạn nên biết 

Nâng mũi uống nước dừa được không? 

Đây là câu hỏi khiến nhiều người đắn đo, vì dừa chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Nước dừa là loại thức uống phổ biến và giải nhiệt cực tốt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng, sau phẫu thuật vùng mũi sẽ có những tổn thương nhất định và cần thời gian để lành thương. Sau nâng mũi uống nước dừa với lượng vừa phải (1-2 lần/tuần) là tốt. Đặc tính của nước dừa là tính hàn, nếu bạn uống quá nhiều sẽ gây nên tình trạng máu bị loãng. Từ đó có thể khiến máu khó đông, vết thương cũng lâu lành hơn. Các chuyên gia khuyến cáo không nên uống nước dừa trong khoảng 1 tuần đầu hậu phẫu. 

Nâng mũi uống rau má được không?

Tương tự như nước dừa, nâng mũi xong bạn không nên uống nhiều nước rau má. Rau má làm mát cho cơ thể nhưng lại có tính hàn, nên có thể dẫn tới tình trạng máu khó đông. Nếu còn thắc mắc nâng mũi uống rau má được không thì câu trả lời là không nên (trong tuần đầu) các bạn nhé. Chúng ta nên có một chế độ dinh dưỡng phù hợp sau nâng mũi. 

Nâng mũi uống nước mía được không?

Cũng là loại thức uống giải khát phổ biến nhưng không mang tính hàn, bạn có thể yên tâm sau nâng mũi uống nước mía được mà không ảnh hưởng vấn đề gì. Mía là loại thực phẩm lành tính, tốt cho hệ tiêu hóa và có thể tiếp năng lượng nhanh trong thời gian ngắn. 

Nâng mũi uống được nước cam không?

Nước cam là loại thức uống giàu chất vitamin C chứa hàm lượng magie cao, rất tốt cho quá trình lành thương. Vì vậy sau nâng mũi, nên bổ sung thường xuyên nước ép cam để cung cấp năng lượng cho cơ thể. 

Mỗi ngày bổ sung 1 ly nước cam hoặc nước ép dứa giúp vết thương nhanh lành

Nâng mũi uống trà sữa được không? 

Theo các chuyên gia, sau nâng mũi hoàn toàn uống được trà sữa mà không phải lo ảnh hưởng đến quá trình hồi phục hay dáng mũi sau nâng. Bởi 1 phần trong nguyên liệu trong các loại trà sữa chính là trà có tác dụng chống viêm, chống đau, chống oxy hóa. Nếu sử dụng một lượng vừa đủ thì rất tốt cho sức khỏe.  

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các địa chỉ bán trà sữa uy tín. Nếu uống phải trà sữa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cũng như ảnh hưởng đến xấu dáng mũi sau nâng. Ví dụ như xuất hiện các hiện tượng dị ứng, ngứa ngáy khó chịu vùng mũi.

Đồng thời không nên vì “nghiện” mà uống trà sữa quá nhiều. Vì trong trà sữa có nhiều chất ngọt như đường và sữa, có thể kích thích gây mụn nhọt vùng mũi. Theo phản ứng tự nhiên, bạn sẽ gãi ngứa, có thể làm tổn thương và viêm nhiễm từ bên trong.  

Nâng mũi có được uống sữa không?

Sữa, sữa tươi, sữa chua… là những thực phẩm cung cấp cơ thể những vi khuẩn có lợi. Nó vừa tốt cho hệ tiêu hóa lại hạn chế hiện tượng hao hụt vi khuẩn có lợi khi dùng thuốc kháng sinh sau phẫu thuật nâng mũi. Cho nên, sau nâng mũi bạn có thể uống sữa tươi hoặc bổ sung sữa chua các loại. 

Nâng mũi uống được sữa đậu nành không?

Tương tự như các loại sữa, trong sữa đậu nành còn chứa vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F nên bạn có thể lựa chọn làm thức uống sau khi nâng mũi. Ngoài tác dụng hỗ trợ làm nhanh lành vết thương, sữa đậu nành còn có tác dụng làm đẹp da và chống lão hóa, các chị em nên uống thường xuyên. 

Nâng mũi uống bia được không?

Câu trả lời chắc bạn đã quá rõ. Tất nhiên là sau nâng mũi không được uống bia. Vì bia rượu ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng và hệ thần kinh. Chất kích thích trong bia khiến cơ thể giảm đi sức đề kháng và có thể ảnh hưởng xấu đến tác dụng những loại thuốc mà bác sĩ kê cho. 

Vậy thì, sau nâng mũi bao lâu được uống bia? Các bác sĩ khuyến cáo bạn không nên sử dụng rượu bia và các chất kích thích ít nhất trong 1 tháng đầu. Nếu có thể, bạn nên kiêng tới 3 tháng khi mũi đã lành thương và vào form ổn định. 

Nâng mũi ăn sầu riêng được không?

Sầu riêng là một "đặc sản" gây không ít thèm thuồng cho nhiều chị em. Tuy nhiên, trong sầu riêng lại chứa rất nhiều kali nên tính nóng cao, dễ gây đầy bụng và khó tiêu. Vì thế, bạn không nên lạm dụng ăn quá nhiều sầu riêng gây cản trở thời gian phục hồi của mũi. Ngoài ra trong sầu riêng chứa đường nên ăn quá nhiều khiến lỗ chân lông bị tắc, nổi mụn nhọt, rôm sảy.  

Nâng mũi ăn chuối được không?

Chuối là loại quả cực tốt bạn nên bổ sung sau nâng mũi

Nâng mũi có được ăn chuối không? Câu trả lời là có. Bởi dù nâng mũi chỉ là một cuộc tiểu phẫu nhưng ít nhiều bạn sẽ mất máu. Chuối là loại hoa quả giàu chất sắt, giúp sản sinh các tế bào hồng cầu tốt cho cơ thể.

Nâng mũi ăn trứng được không?

Nâng mũi xong ăn trứng gà được không, ăn trứng cút được không, ăn trứng vịt lộn được không?... Chung quy các loại trứng bạn nên kiêng trong 1 tháng đầu. Bởi vì trong trứng có chứa các dưỡng chất giúp đẩy mạnh quá trình tăng sinh mô sợi collagen, dẫn tới vết thương hình thành sẹo lồi. 

Ngoài ra, trứng còn khiến lớp da non tại vết mổ khi mọc lên có màu thâm đen, không đồng màu với vùng da xung quanh. 

Nâng mũi ăn mì tôm được không?

Mì tôm là thực phẩm liệt vào danh sách nên kiêng gì sau khi nâng mũi. Nếu bạn có thói quen sử dụng món ăn này thì nên tạm ngừng ít nhất trong tuần đầu tiên. Vì thành phần muối natri chứa trong sợi mì và gia vị lớn (2.700 mg) vượt quá mức hấp thụ của người bình thường (2.300mg). Chưa kể tới người có vấn đề sức khỏe hay sau phẫu thuật thì mức độ nạp muối natri càng thấp (nhỏ hơn 1.500 mg).

Mới nâng mũi không nên ăn mì tôm, từ tuần thứ hai bạn có thể ăn nhưng phải hạn chế. Mặc dù vết thương có thể lành và hồi phục phần nào nhưng ăn nhiều mì tôm có thể gây nóng, kích thích mụn nhọt và gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. 

Nâng mũi có được ăn bún không?

Theo các chuyên gia, sau khi nâng mũi bạn có thể ăn bún bình thường. Khác với mì tôm, bún là loại thực phẩm lành tính, an toàn và dễ tiêu hóa. Trong những ngày đầu, có thể vùng mũi bạn bị sưng đau, có thể ảnh hưởng đến cả phần cơ hàm hoặc khiến bạn chán ăn, thì bún là thức ăn có thể giúp bạn dễ ăn hơn trong thời gian này. 

Nâng mũi ăn ốc được không?

Ốc nói riêng và hải sản nói chung là những thực phẩm bạn nên kiêng. Bởi ốc có chất tanh khiến vết thương dễ mưng mủ, quá trình lành thương tiến triển chậm hơn. Vì vậy, nhỡ thèm một bữa ốc cùng bè bạn thì bạn cũng nên cân nhắc nhé. 

Nâng mũi ăn ếch được không?

Nâng mũi ăn thịt ếch được không? Về lý thuyết thịt ếch có rất nhiều dưỡng chất cực tốt cho cơ thể như  protein, chất béo, photpho, đường, kali, các vitamin như A,B,D,E, canxi,… . Nhưng khi mới nâng mũi, bạn không nên ăn thịt ếch vì những lý do sau: 

- Ếch là loài vật sống ngoài đồng ruộng, tỷ lệ ấu trùng và các loại sán trong cơ thể ếch cao. Nếu không được chế biến sạch, thông qua đường ăn uống, ấu trùng này sẽ đi vào dạ dày, qua vách ngăn và di chuyển khắp cơ thể. Điều đáng lo ngại, ấu trùng tiết dịch viêm, làm hoại tử những nơi chúng có mặt.

- Thứ 2, một số người có cơ địa không lành, ăn thịt ếch có thể bị dị ứng da gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Vì thế, mới nâng mũi bạn không nên ăn cháo ếch hay thịt ếch. 

Nâng mũi 1 tháng ăn thịt gà, thịt vịt và thịt gia cầm được không?

Không nên ăn thịt gia cầm trong 1 tháng đầu 

Sau khi nâng mũi, bạn không nên ăn thịt gà, thịt vịt và thịt gia cầm nói chung. Bởi những thực phẩm này có thể gây ngứa và dị ứng cho một số người. Đồng thời thịt gia cầm cũng có thể khiến vết thương mưng mủ và làm chậm quá trình phục hồi. 

Vậy sau nâng mũi 1 tháng ăn được thịt gà không? Thực tế, sau 1 tháng các vết thương đã lành hẳn, và bạn có thể ăn thịt gà và các loại thịt gia cầm khác. Tuy nhiên chỉ ăn một lượng vừa phải vì vùng da mới chưa khỏe hẳn, các mô xương trong khoang mũi cũng cần thời gian để ổn định. 

Nâng mũi 1 tháng ăn thịt bò được không?

Thịt bò chứa nhiều vi chất tốt cho cơ thể bị thương là thế. Nhưng sau nâng mũi có ăn được thịt bò không lại là một vấn đề khác. Trên thực tế, những người vừa phẫu thuật nâng mũi không nên ăn thịt bò, Vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình da bắt đầu lành, tác động đến vết thương đang dần khép miệng. Ngoài ra, thịt bò sẽ làm vùng mũi bị thương sậm màu hơn, dễ tạo thành sẹo thâm xấu. Thậm chí, có thể làm trường hợp sưng đau bị kéo dài. 

Nếu cơ địa lành, sau 1 - 1.5 tháng bạn hoàn toàn có thể ăn thịt bò. Bởi lúc này vết thương gần như đã hồi phục hẳn. 

Nâng mũi kiêng hải sản bao lâu?

Với những tín đồ mê hải sản thì việc kiêng cữ hải sản trong thời gian chăm sóc hậu phẫu cực kì khó chịu. Tuy nhiên, bạn cần nhận thức rõ, hải sản là “kẻ thù” của nâng mũi. Hải sản có tính hàn, tanh, dễ gây lạnh bụng không tốt cho vết thương hở. Ngoài ra nó còn chứa những chất dễ gây độc nên dễ bị ngứa, sưng ngáy. 

Cũng giống như thịt gà, thịt bò, sau 1 tháng bạn có thể giải tỏa cơn thèm bằng một vài món hải sản. Tuy nhiên, nên ăn ít để thử nghiệm trước, nếu không thấy có vấn đề gì thì mới tiếp tục, cơ thể cần có quá trình thích nghi dần bạn nhé. 

Trên đây là tips câu hỏi thường gặp giải đáp cho vấn đề nâng mũi nên ăn gì và nên kiêng gì. Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết sau khi thực hiện phẫu thuật giúp các vết thương mau lành. Khi đã nắm chắc những kiến thức này, chắc chắn bạn sẽ lên danh sách thực đơn ăn uống cực kỳ khoa học.

Chúc các bạn sớm sở hữu dáng mũi bền đẹp dưới mọi góc nhìn. Và đừng quên chia sẻ bài viết này nếu thấy hữu ích nhé!